Bộ Quốc phòng bàn giao ‘Nhà đồng đội’ cho cán bộ sĩ quan ở vùng cao
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnNam chính ‘Trạm cứu hộ trái tim’ úp mở cái kết dành cho Nghĩa
Tuyệt vọng vì không có tiền ghép gan để cứu con
Giáo hoàng Francis được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rome vào ngày 14.2 sau khi bị khó thở nhiều ngày. Ngài được chẩn đoán bị viêm cả hai lá phổi.Reuters đưa tin Tòa thánh Vatican ngày 22.2 lần đầu tiên dùng từ "nguy kịch" để miêu tả tình trạng của Giáo hoàng Francis. Trong thông báo vào tối 22.2 (giờ địa phương), Giáo hội Công giáo cho biết người đứng đầu Tòa thánh đã trải qua "một cơn khủng hoảng hô hấp kéo dài như hen suyễn" vào sáng cùng ngày nên phải truyền ô xy lưu lượng cao."Tình hình của Đức Thánh Cha vẫn nguy kịch. Giáo hoàng vẫn chưa qua khỏi nguy hiểm", Vatican thông báo và bổ sung rằng Giáo hoàng vẫn tỉnh táo và ngồi ghế cả ngày dù tình trạng "nặng hơn hôm qua". "Vào thời điểm hiện tại, tiên lượng vẫn được đảm bảo", Tòa Thánh cho hay.Ngoài việc thở ô xy, Giáo hoàng Francis cũng được truyền máu vì kết quả xét nghiệm cho thấy lượng tiểu cầu thấp, liên quan chứng thiếu máu.Trước đó, cùng ngày, Vatican thông báo rằng Giáo hoàng Francis sẽ không chủ trì buổi lễ ngày chủ nhật, lần thứ hai liên tiếp ngài bỏ qua sự kiện này.Viêm hai lá phổi là tình trạng nghiêm trọng có thể gây viêm và để lại sẹo trên phổi, gây khó thở. Vatican miêu tả tình trạng của Giáo hoàng Francis là "phức tạp" do hai hoặc nhiều vi sinh vật.Hôm 20.2, hai trong số các bác sĩ của Giáo hoàng nói rằng người đứng đầu Giáo hội Công giáo có nguy cơ cao do tuổi tác và sức khỏe yếu. Bác sĩ Sergio Alfieri thuộc đội ngũ điều trị tại Bệnh viện Gemelli cho hay có nguy cơ nhiễm trùng phổi lan sang đường mạch máu và phát triển thành nhiễm trùng huyết, khi đó "có thể rất khó vượt qua".
Ngày 19.1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố việc đặt tên đường đối với Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.Tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM đã công bố nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc đặt tên đường trên địa bàn TP.HCM.Đối với Quốc lộ 1, được chia thành 3 đoạn:Đối với Quốc lộ 22, được chia thành 2 đoạn:Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km, từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) được đặt tên Hoàng Cầm (1920 - 2013), thượng tướng, nguyên Tổng thanh tra Quân đội nhân dân.Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1980 - 1987.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, quốc lộ tại TP.HCM còn là những tuyến đường lớn nhất, được hình thành và mở rộng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Sài Gòn - Gia Định nhiều thế kỷ nay, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đến nay. "Việc đặt tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước. Việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, do đó tôi mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các cơ quan chính quyền sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống người dân", bà Thúy đề nghị. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà, con trai cố đại tướng Lê Đức Anh, cho biết bản thân rất xúc động và tự hào khi tên của bố được đặt cho một trong những tuyến đường lớn tại TP.HCM. "Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bố tôi gắn bó với miền Đông Nam bộ nói chung và TP.HCM nói riêng. Hôm nay tên của bố tôi được gắn với nơi ông từng hoạt động, phải nói là rất vinh dự", ông Hà cho biết.Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 - 1997Ông tham gia cách mạng năm 1936; tháng 6.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông và nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông vượt ngục Hỏa Lò, bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động, được phân công về tham gia Ban khởi nghĩa Tỉnh ủy Hà Đông, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi đất nước thống nhất, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Phó thủ tướng Chính phủ.Đến Đại hội Đổi mới (1986), Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Mười được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 1988 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), ông liên tục được bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 - 1997Ông Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam) tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay là TP.Huế) từ năm 1937; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5.1938. Ông là người tổ chức và phụ trách nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh từ năm 1944.Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, tướng Lê Đức Anh luôn có mặt ở những chiến trường trọng yếu với nhiều khó khăn, ác liệt. Ông đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn, Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam bộ, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Lê Đức Anh trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Là Tư lệnh cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đánh vào Sài Gòn, chặn diệt quân đội Sài Gòn rút chạy kéo về tử thủ ở Cần Thơ, giải phóng nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Do có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1997 - 2001Năm 1949, ông được kết nạp đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có mặt trên mặt trận Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Tháng 4.1975, ông cùng các lực lượng Quân đoàn 2 đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định từ hướng đông, góp phần vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông được giao nhiều nhiệm vụ của quân đội. Tháng 12.1997 - 4.2001, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).Do có có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013)Ông tham gia cách mạng và nhập ngũ tháng 8.1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2.1947.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đánh mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, đưa đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, tướng Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Sau đó ông là Phó tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia. Sau chiến tranh, ông được điều động và bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng). Ông được phong Thượng tướng năm 1984.Với nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 - 1994Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8.1940. Từ năm 1941 - 1945, ông được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội; làm Bí thư Ban Cán sự Đảng các tỉnh: Bắc Ninh, Phúc Yên, Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi.Từ năm 1950, ông được điều động vào quân đội và phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới (1950); Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Đường 9 - Quảng Trị (1972)...Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội", được phong hàm thiếu tướng (năm 1958) và trung tướng (năm 1974).Tháng 6.1987, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1994 - 1999, làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.Phan Văn Khải (1933 - 2018), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1997 - 2006Từ những năm cuối của kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954), ông tham gia công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định, sau đó làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Sau khi tập kết ra Bắc, ông tham gia công tác cải cách ruộng đất; được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1959.Trong thời kỳ đổi mới, khi còn làm lãnh đạo ở TP.HCM, ông được cử ra Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng Chính phủ).Tháng 9.1997, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tháng 7.2006.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1980 - 1986; tư lệnh chiến dịch Hồ Chí MinhÔng Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) tham gia cách mạng từ năm 1936. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937.Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972). Trong đại thắng mùa xuân 1975, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và sau đó là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, Đại biểu Quốc hội nhiều khóa.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Huân chương Tự do hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huân chương Angkor của Nhà nước Campuchia tặng; và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Nâng tầm lực lượng lao động Việt Nam
Ngày 21.3, UBND Q.Hoàn Kiếm cho biết đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư dự án cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ (P.Tràng Tiền) với mục tiêu chống xuống cấp, bổ sung trang thiết bị đô thị gắn với phát huy hiệu quả giá trị lịch sử, văn hóa khu vực hồ Gươm.Theo Q.Hoàn Kiếm, sau hơn 20 năm đưa vào sử dụng, hiện trạng cây xanh tại vườn hoa chưa phù hợp. Đồng thời, thảm cỏ và đường dạo đã xuống cấp nên cần được cải tạo để đảm bảo cảnh quan và công năng sử dụng.Về phương án cải tạo, chỉnh trang, Q.Hoàn Kiếm cho biết, không gian vườn hoa sẽ được tổ chức lại thành 3 khu vực chính, gồm: khu vực Khánh tiết, khu vực sân Nhà Kèn và khu vực công viên vườn hoa. Trong đó, khu vực Khánh tiết gồm tiền sảnh, sân Khánh tiết và sân dâng hương. Sân Khánh tiết sẽ được mở rộng về phía vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng và cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân này.Đối với khu vực sân Nhà Kèn sẽ quy hoạch lại hệ thống cây xanh thảm cỏ và khu vực sân nhằm tăng diện tích sử dụng.Khu vực công viên vườn hoa sẽ tổ chức không gian 2 trục chính, mở rộng khoảng sân ở giữa để tổ chức các hoạt động. Đồng thời, bố trí hệ thống nhạc nước dọc theo trục đông - tây. Bổ sung nhà vệ sinh công cộng và trung tâm thông tin du lịch tại khu vực này.Cạnh đó, Q.Hoàn Kiếm sẽ mở rộng không gian vườn hoa kết nối với các tuyến phố Lê Lai, Lê Thạch và Đinh Tiên Hoàng. Lát đá khu vực vườn hoa và lòng đường phố Lê Lai và Lê Thạch.Thay thế cây bóng mát, loại bỏ những cây không phù hợp, trồng bổ sung tăng diện tích bóng mát và cảnh quan của vườn hoa; bổ sung hệ thống chiếu sáng cảnh quan và trang thiết bị đô thị đáp ứng công năng sử dụng mới…Dự kiến, Q.Hoàn Kiếm sẽ thi công cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ trong tháng 4 và hoàn thành dự án vào tháng 10.Vườn hoa Lý Thái Tổ nằm sát hồ Gươm, có diện tích hơn 10.000 m2, được giới hạn bởi các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thạch, Lê Lai và Ngô Quyền.Vườn hoa có chức năng kết nối hồ Gươm với vùng phụ cận, gồm: vườn hoa Diên Hồng, không gian quảng trường phía trước Ngân hàng Nhà nước; các công trình kiến trúc có giá trị như trụ sở Văn phòng Chủ tịch nước, trụ sở Thành ủy Hà Nội, trụ sở HĐND - UBND TP.Hà Nội...Vườn hoa Lý Thái Tổ là một trong những không gian công cộng quan trọng tại trung tâm của thủ đô, gắn liền với cảnh quan hồ Gươm và nhiều công trình kiến trúc có giá trị.